80 khái niệm về Marketing

Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, đa số các doanh nghiệp thu hút khách hàng bằng chính sách giá cả. Với chính sách này, doanh nghiệp dần mất đi lợi nhuận và đi vào vòng xoáy của cạnh tranh về giá và dần dần mất lợi thế cạnh tranh và cuối cùng là thất bại. Marketing là câu trả lời cho chúng ta làm thế nào để tạo lợi thế cạnh tranh thay vì phải giảm giá.

Nhưng tiếp thị vẫn là một chủ đề bị hiểu rất sai lệch trong phạm vi kinh doanh cũng như suy nghĩ của nhiều người. Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng Marketing chỉ có nhiệm vụ bán đi sản phẩm, dịch vụ đang có. Nhưng thực tế thì ngược lại, khâu sản xuất  phải hỗ trợ cho Marketing. Các công ty tìm cách sản xuất ra sản phẩm tốt, nhưng điều giúp công ty thành đạt chính là ý tưởng và phương thức hoạt động Marketing. Sản xuất, tiêu thụ, R&D, tài chính và các chức năng khác nhằm đạt mục tiêu cao cả nhất là tiếp cận khách hàng.

Marketing thường nhầm lẫn với việc bán hàng. Việc bán hàng chỉ khởi sự khi bạn có sản phẩm, còn  Marketing bắt đầu từ trước khi sản phẩm có mặt. “Tiếp thị không phải là nghệ thuật nhằm tìm cách tống khứ những gì bạn làm ra thông minh hơn. Tiếp thị là nghệ thuật tạo ra giá trị cho những khách hàng thật sự. Đó là nghệ thuật tạo ra khách hàng thật sự tốt hơn. Khẩu hiệu người làm tiếp thị là chất lượng, dịch vụ và giá trị” – Theo Philip Kotler.

Nếu bạn đã, đang và mong muốn trở thành những nhà Marketing chuyên nghiệp, quản lý, giám đốc Marketing hay CEO, bạn cần hiểu rõ và vận dụng những vấn đề căn bản của tiếp thị sau đây (các khái niệm được sắp xếp theo thứ tự A – Z):

1. Advertising – Quảng cáo

2. Brands – Thương hiệu

3. Business-to-Business Marketing – Tiếp thị doanh nghiệp-đến-doanh nghiệp

4. Change – Thay đổi

5. Communication and Promotion – Truyền đạt và Quảng bá

6. Companies

7. Competitive Advantage – Lợi thế cạnh tranh

8. Competitors – Các đối thủ cạnh tranh

9. Consutants – Các nhà tư vấn

10. Corporate Branding – Thương hiệu công ty

11. Creativity – Tính sáng tạo

12. Customer Needs – Nhu cầu khách hàng

13. Customer Orientation – Định hướng khách hàng

14. Customer Relationship Management (CRM) – Quản lý quan hệ khách hàng

15. Customers – Khách hàng

16. Customers Satisfaction – Thỏa mãn khách hàng

17. Database Marketing – Tiếp thị trên cơ sở dữ liệu

18. Design – Thiết kế

19. Differentiation – Sự khác biệt

20. Direct Mail – Gửi thư trực tiếp

21. Distribution and Channels – Phân phối và kênh phân phối

22. Employees – Nhân viên

23. Entrepreneurship – Doanh nhân

24. Experiential Marketing – Tiếp thị trải nghiêm

25. Financial Marketing – Tiếp thị tài chính

26. Focusing and Niching – Tập trung và nhắm vào thị trường ngách

27. Forecasting and the Future – Dự báo và tương lai

28. Goal and Objective – Mục đích và mục tiêu

29. Growth Strategies – Chiến lược Tăng trưởng

30. Guarantees – Sự bảo đảm

31. Image and Emotional Marketing – Tiếp thị hình ảnh và Cảm xúc

32. Implementation and Control – Thực hiện và Kiểm soát

33. Information and Analytics – Thông tin và Phân tích thông tin

34. Innovation – Đổi mới

35. Intangible Assets – Tài sản vô hình

36. International Marketing – Tiếp thị Quốc tế

37. Internet and E-Business – Internet và Kinh doanh Điện tử

38. Leadership – Lãnh đạo

39. Loyalty – Sự trung thành

40. Management – Quản lý

41. Marketing Assets and Resources – Tài sản và Nguồn lực Tiếp thị

42. Marketing Department Interfaces – Các quan hệ của phòng Tiếp thị.

43.Marketing Ethics – Đạo đức Tiếp thị

44. Marketing Mix – Tổ hợp Tiếp thị

45. Marketing Plans – Kế hoạch Tiếp thị

46. Marketing Research – Nghiên cứu Tiếp thị

47. Marketing Roles and Skill – Vai trò và Kỹ năng Tiếp thị

48. Markets – Thị trường

49. Media – Truyền thông

50. Mission – Sứ mệnh

51. New Product Development – Phát triển sản phẩm mới

52. Opportunity – Cơ hội

53. Organization – Tổ chức

54. Outsourcing – Sử dụng nguồn lực bên ngoài

55. Performance Measurement – Đo lường thành tích

56. Positioning – Định vị

57. Price – Giá cả

58. Products – Sản phẩm

59. Profits – Lợi nhuận

60. Public Relations – Quan hệ Công chúng

61. Quality – Chất lượng

62. Recesstion Marketing – Tiếp thị trong Thời kỳ suy thoái

63. Relationship Marketing – Tiếp thị Quan hệ

64. Retailers and Vendors – Người bán lẻ

65. Sales Force – Lực lượng Bán hàng

66. Sales Promotion – Khuyến mãi

67. Segmentation – Phân khúc thị trường

68. Selling – Bán hàng

69. Service – Dịch vụ

70. Sponsorship – Tài trợ

71. Strategy – chiến lược

72. Success and Failure – Thành công và Thất bại

73. Suppliers – Nhà cung cấp

74. Target Markets – Thị trường mục tiêu

75. Technology – Công nghệ

76. Telemarketing and Call Centers – Tiếp thị từ xa và Trung tâm điện thoại

77. Trends in Marketing Thinking and Practice – Xu hướng trong Tư duy và Thực hành Tiếp thị

78. Value – Giá trị

79. Word of Mouth – Quảng cáo Truyền miệng

80. Zest – Say mê

Tổng hợp và chọn lọc từ sách ” Thấu hiểu Tiếp thị từ A đến Z” (Phatmarcom)

Giải pháp marketing Mix cho thị trường du lịch Inbound Nga

Đề tài “Giải pháp marketing MIX cho thị trường Inbound Nga tại công ty du lịch Cholontourist” được tiến hành tại Văn phòng công ty Cholontourist địa chỉ 787 Trần Hưng Đạo, P1, Q5, thời gian từ 14/01/2012 đến 25/04/2013.

Phương pháp nghiên cứu: phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia, dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp của công ty, tổng cục du lịch, tổng cục thống kê, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch Việt Nam ( VNC&PTDL VN), các báo mạng, những môn học chuyên nghành đã được học và những điều quan sát được trong quá trình làm việc tại công ty Cholontourist.

Kết cấu đề tài gồm 4 chương:

  • Chương 1. Mở đầu
  • Chương 2: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch, kinh doanh lữ hành và marketing.
  • Chương 3: Thực trạng Marketing Mix và tình hình kinh doanh khách Nga tại công ty Cholontourist.
  • Chương 4: Vận dụng Marketing Mix phát triển thị trường Nga, kết luận.

Tóm tắt nội dung chuyên đề: đề tài khái quát những cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch, kinh doanh điện tử, các chiến lược Marketing, các phương pháp tiếp thị trực tuyến. Đi sâu tìm hiểu thực trạng marketing và tình hình kinh doanh khách Nga tại công ty Cholontourist, phân tích và nhận dạng các phân khúc thị trường du lịch Inbound Nga hiện nay, phân tích việc vận dụng marketing mix vào kinh doanh của Trung tâm lữ hành Cholontourist, đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện marketing mix nhằm phát triển và định vị tốt thương hiệu cho các phân khúc đã chọn. Việc giải quyết vấn đề dựa theo 2 hướng chính là nhận dạng, tìm kiếm và chọn thị trường ngách, tập trung các thị trường mà công ty đã làm tốt trong quá khứ đồng thời vận dụng Công nghệ thông tin để ứng dụng vào công tác quảng bá và bán hàng tạo thuận lợi cho việc thanh toán đặt dịch vụ của khách hàng, tạo điều kiện tiếp xúc khách hàng nhanh và hiệu quả nhất.

Các bạn có thể dowload đề tài thị trường du lịch Nga tại đây. Hi vọng đề tài sẽ có ích cho các bạn sinh viên, các nhà nghiên cứu, các công ty du lịch muốn phát triển thị trường khách Nga.