Làm thế nào để tăng nhận biết thương hiệu gấp 1000 lần

Việc tăng nhận diện thương hiệu công ty có thể thông qua nhiều cách như: trả phí cho quảng cáo hay những công cụ miễn phí của Internet, truyền miệng. Một cách đơn giản không những giúp bạn tăng nhận diện thương hiệu mà còn tạo nên một sự gắn kết tuyệt vời đó là những chiếc áo thun đồng phục công ty. Dĩ nhiên bạn rất muốn nhân viên, khách hàng của mình sẽ luôn luôn mặc nó, đấy là điều bạn nghĩ nhưng thực tế thì:

Nguyên nhân chính là vì những chiếc áo thun đó có màu sắc lòe loẹt, đầy thông điệp quảng cáo, chất lượng áo thật tệ…

Vì vậy ngay từ bây giờ hãy tạo nên một sự gắn kết mạnh mẽ giữa các nhân viên với nhau, giữa nhân viên với công ty, giữa khách hàng với công ty bằng cách làm ra những chiếc áo thun đồng phục thật chất lượng và tinh tế, thông điệp nên súc tích, logo vừa phải, thể hiện vừa đủ diện tích mang tính trang trí để:

  • —Nhân viên quý trọng chiếc áo thun công ty và mặc nó thường xuyên
  • —Khách hàng luôn sẵn sàng mặc khi: dạo phố, café, ăn uống

ao-thun-dong-phuc-elanco-3

Phát Áo Thun

Phụ nữ và sức mạnh thời trang

Phong cách thời trang mà công ty chúng tôi hướng đến là nam giới nhưng theo chúng tôi thì người ra quyết định chỉnh chu quần áo chọn lựa thì lại là người vợ, người phụ nữ trong gia đình.

Vì chính họ là người  ra sức chăm chút và giữ gìn tổ ấm vun vén hạnh phúc bằng những việc hằng ngày nhỏ nhặt thôi, nhưng đó là tấm lòng là tình cảm của một người vợ chuẩn mực muốn mang đến cho gia đình mình.

Những người phụ nữ luôn tinh tế chọn ra những sản phẩm  áo thun nam cao cấp có chất lượng mang lại sự thoải mái và cảm giác dễ chịu khi mặc cho người đàn ông của đời mình.

Hãy cùng nhìn xem những xu hướng thời trang mà các ông xã hiện nay luôn ưa chuộng :                                                         Ao-polo-vua-nguoi-313x313                                         Áo thun cổ bẻ một màu sắc luôn mang lại sự mới mẻ và sang trọng

ao-thun-dong-phuc-lich-lam-cho-quy-ong-cong-so-5-200x300

Áo thun sọc mang xu hướng trẻ trung, khỏe khoắn

hoa văn

Họa tiết hoa văn tạo sự mới lạ trong phong cách

một màu

Áo thun cổ bẻ tối màu mang xu thế quý ông sang trọng

Tạo điểm nhấn khác biệt cho phong cách thời trang phụ nữ

Phụ nữ trong gia đình giữ một vai trò quan trọng không kém các quý ông, họ yêu thương và gắn kết các thành viên lại với nhau. Các quý ông hãy đọc và hiểu nguời bạn đời của mình hơn nhé.

gu-thoi-trang-nang-dong-voi-ao-thun-quan-jean-cua-ha-vi-1745922

Sự thay đổi phong cách thời trang:
Phụ nữ giờ đã có gia đình có con, vóc dáng cũng thay đổi khác thời con gái . vì vậy gu thời trang cũng có phần thay đổi. Hầu như các mẹ khi sinh em bé xong thì mỡ thừa ngấn lại ở bụng và rất khó tiêu diệt chúng, làm ảnh hưởng đến vóc dáng thon gọn thời con gái. Vì vậy mà khi đi mua đồ, chọn đồ các mẹ cảm thấy rất khổ sở và mất tự tin vào cơ thể mình. Các mẹ thường chọn những chiếc áo thun cao cấp của những thương hiệu kết hợp với quần jean hay quần shorts thay cho những bộ cánh mỏng manh hay những chiếc đầm gợi cảm. Mặc dù trong tâm trí họ rất thích được diện những bộ đầm khi đi ra ngoài, khi làm mẹ rồi bạn mới hiểu được rằng mọi tình thương mẹ đều dành tất cả cho con.
Suy nghĩ về gia đình:
Mọi khoản thu nhập trong gia đình đều do người vợ giữ gìn và tích góp “Của chồng thì công vợ” người chồng làm ra tiền nhưng người vợ có công giữ gìn và tích góp . Cũng chính mình là người giữ mọi khoản chi tiêu cho cả gia đình và lo cho con nữa nên mỗi khi mua sắm cho mình cũng còn phụ thuộc nhiều yếu tố không được thoải mái như trước dù rằng không ai ép mình làm như vậy, nhưng khi có chồng có con rồi còn nhiều thứ phải lo toan họ dần quên đi việc làm đẹp cho riêng bản thân mình. Phụ nữ có vai trò vun vén gia đình, giữ cho gia đình luôn hạnh phúc tròn đầy để người chồng chăm lo sự nghiệp. Cuối tuần chúng ta thường đi du lịch với tất cả các thành viên trong gia đình với những chiếc áo thun gia đình và nhìn vào thấy được một gia đình luôn gắn kết yêu thuong mọi người lại với nhau. Mọi việc đều là đến tay người phụ nữ.
Nếu gặp người chồng có điều kiện và biết lo cho vợ thì người phụ nữ đỡ khổ hơn như cuối tuần chở vợ đi mua sắm hay mua tặng vợ nhưng bộ đồ vợ thích dành thời gian quan tâm đến vợ … ”phụ nữ sướng hay khổ hơn nhau ở tấm chồng”.

2gd.jpg_390_270
Dành thời gian để tự yêu lấy mình:
Thời trang không bao giờ là muộn . Các mẹ hãy dành thời gian chăm sóc bản thân mình nuông chiều mình một tí sau những ngày dài làm việc vất vả, sau những giờ bận rộn với con cái … Hãy đi shoping mua cho mình một vài chiếc áo thun nữ cao cấp đẹp và thời trang . Chỉ cần mình có tí gu thẩm mỹ thời trang sẽ chọn được những bộ thời trang phù hợp với vóc dáng và che đi phần khuyết điểm trên cơ thể. Với cách mix đơn giản như áo thun và quần jean nhưng sẽ mang lại được một sự trẻ trung, hợp xu hướng. quần jean áo thun chưa bao giờ là lỗi thời nếu bạn không tự tin mặc những bộ váy sexy.
Muốn yêu thương người khác hãy tự yêu lấy bản thân mình trước nhé những người phụ nữ vĩ đại của thế giới.

Gợi ý trang phục ngày hè có các bạn trẻ năng động

Trong những ngày hè nắng nóng như thế này các bạn trẻ thường chọn hình thức tránh nóng như đi du lịch nước ngoài hay đi biển , đi dã ngoại cùng bạn bè…

Chắc hẳn khi đi chơi chúng ta cũng rất boăn khoăn không biết nên chọn đồ gì để mặc, mặc sao cho thật thoái mái khi tung tăng bay nhảy vui chơi những hoạt động ngoài trời. Điều đó đôi lúc cũng làm ta nhức đầu Nhưng bạn đừng lo chúng ta sẽ có những cách phối đồ rất là teen và sành điệu giúp bạn có một mùa hè mát mẻ và thoải mái vui chơi như sau:

  1. Áo thun kết hợp quần shorts

Một sự kết hợp rất thoải mái và thông dụng mà không kém phần tinh tế khi chúng ta đi chơi ở ngoài trời . Chúng ta chọn một chiếc áo thun cao cấp kết hợp với chiếc quần shorts và một đôi giày thể thao nó dành chung cho cả nam và nữ đều rất hợp.

img_54322beb1c424

2. Áo thun ba lỗ với quần shorts ngắn

Một phong cách táo bạo thể hiện cá tính của bản thân , bạn sẽ thấy mình như hòa nhập với thiên nhiên . bạn sẽ thật nổi bật hơn khi thêm 1 số họa tiết hoa văn đi kèm được in trên áo. Các bạn nam sẽ trông mạnh mẽ và men hơn khi khoe cánh tay rắn chắc của mình. Có thể kết hợp một số màu sắc tươi mát làm dịu đi cái nắng của mùa hè.

 

3095536_lokkkkkkkkk_-_Copy

  1. Chất liệu vải

Một bộ đồ với chất liệu vải mát lạnh và nhẹ luôn là sự ưu tiên cho phái nữ. Còn gì làm bạn thích thú hơn khi diện trên mình một chiếc áo thun nữ cao cấp  với một chiếc quần thể thao có thể kèm theo một chiếc áo khoát và một đôi giày nhẹ là một sự lựa chọn thông minh.

bi-quyet-mix-ao-thun-ba-lo-voi-quan-short-4-500x465

  1. Màu sắc

Bạn có thể kết hợp quần thể thao dài màu sẫm và áo thun xám cũng toát lên vẻ hiện đại và cá tính riêng, mang kèm theo đó là một chiếc túi đeo chéo, bạn sẽ có một phong cách đậm chất mùa hè mà không kém phần sang trọng.

tang-thanh-ha-xuong-pho-hot-nhat-9-phunutoday_vn
Thu Hằng

Cách thức kinh doanh hiệu quả tại cửa hàng thời trang

Hiện nay, có rất nhiều các chị em tham gia vào kinh doanh quần áo thời trang, tùy vào điều kiện kinh tế, sự am hiểu và kinh nghiệm buôn bán… các chị em thường mở shop quần áo tại các khu phố mặt tiền đường lớn hoặc nếu số vốn khiêm nhường thì chọn cách bán hàng online với việc mở một Fanpage Facebook, mở một website bán hàng hoặc đơn giản chỉ bán quần áo qua kênh Facebook cá nhân. Dù kinh doanh bằng cách nào đi nữa thì yếu tố con người, việc lựa chọn loại quần áo để kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả… trong đó thái độ của người bán hàng quyết định đến việc mua quần áo của khách.

Áo thun nữ cao cấp forly
Áo thun nữ cao cấp

Sau đây, FORLYBRAND xin chia sẻ một vài kinh nghiệm kinh doanh thời trang áo thun cao cấp tại một cửa hàng bán lẻ hay còn gọi là shop thời trang:

Xử lý tốt các vấn đề thường gặp ở giai đoạn đón khách: nhẹ nhàng tiếp cận khách hàng với thái độ thân thiện, không nên tấn công khách tới tấp khi khách vừa vào, để khách có một không gian tự do thoải mái lựa chọn và chú ý giúp đỡ họ khi cần thiết

Xử lý tốt các vấn đề thường gặp ở giai đoạn khách thử đồ: hãy tạo điều kiện cho khách thử đồ và phục vụ họ với thái độ vui vẻ và chu đáo nhất, đừng để khách ngại ngùng  nếu không mua bộ nào, tránh những câu hỏi dồn ép tấn công khách với mục đích “khiêu chiến, kích động mua hàng“, làm như thế khách sẽ rất ngại ngùng và khó xử.

Xử lý tốt các vấn đề ở chất lượng trang phục: cần nắm rõ đặc tính của các loại vải thun như độ cầm màu, xù lông… để giải thích cho khách hiểu rõ. Hãy dùng những câu nói nhẹ nhàng để giải thích về chất lượng áo thun bị lỗi. Khi chất lượng không tốt như: tuột chỉ, rách áo … thì nên đổi lại cho khách với thái độ vui vẻ…

Ví dụ: Vải Coton thì luôn có đặc tính là xù lông,  và có độ ra màu nhưng mặc thì cảm giác mịn và thoáng mát.v.v.

Xử lý các tình huống liên quan đến giá cả: Khi khách hàng so sánh giá cả với các thương hiệu khác, bạn nên tránh hạ bệ đối thủ vì sẽ làm họ mất thiện cảm với bạn hoặc tránh nói những câu gây nên “sự khó chịu giữa 2 bên“, cũng không nên đề cao và phô trương sản phẩm của mình. Hãy bắt đầu với một không gian mua bán hòa nhã, sau đó dần dần tập trung vào những ưu điểm của sản phẩm để khách dần dần chấp nhận.

Xử lý các vấn đề liên quan đến khuyến mãi: Trong những giai đoạn chuyển mùa, chúng ta thường thấy khách hàng có xu hướng chờ đợi giảm giá hoặc ra sức mặc cả để hạ giá… Hãy thẳng thắn phân tích cho khách hàng thấy những hạn chế của việc chờ đợi giảm giá như: quần hết hết size, thời gian sử dụng không được lâu …

Xử lý khi gặp tình huống khiếu nại: tâm lý khi khách đã mua hàng thường dễ rơi vào tình trạng hối hận, lúc này bạn hãy giao lưu với họ để họ yên tâm vì đã chọn hàng đúng, hãy nở một nụ cười thân thiện và không quên câu nói: “lần sau anh/chị lại đến nữa nhé“.
Phatmarcom

6 Cách Định Vị Thương Hiệu Cơ Bản Của Một Sản Phẩm

Như chúng ta đã biết, để xây dựng một thương hiệu mạnh điều kiện không thể thiếu là cần có một chiến lược định vị tốt tức là thiết lập được một hình ảnh khác biệt trong tâm trí khách hàng mục tiêu, hình ảnh khác biệt đó phải xuất phát từ chính nhu cầu và mong muốn của thị trường.

Thông thường các công ty thường sử dụng 6 cách sau để định vị cho một sản phẩm của mình:

1. Dựa vào đặc tính kỹ thuật của sản phẩm

Đây là cách phổ biến nhất mà các công ty hiện nay đang sử dụng bởi việc dễ thiết lập việc định vị với các thông số kỹ thuật vượt trội so với các đối thủ. Ưu điểm là dễ tiếp cận khách hàng có kiến thức về sản phẩm, bởi họ đo lường chất lượng sản phẩm thông qua các thông số kỹ thuật.

Có thể kể đến cách định vị của các điện thoại Sony được sản xuất theo tiêu chuẩn chống nước hay điện thoại Asus Zenfone 2 được định vị là một điện thoại có bộ nhớ lớn nhất hiện nay.

Tuy nhiên với cách định vị này, lợi thế chỉ tồn tại trong thời gian ngắn bởi lợi thế sẽ mất đi khi đối thủ tung ra các sản phẩm có tiêu chí kỹ thuật tốt hơn.

2. Dựa vào lợi ích của sản phẩm

Việc định vị thương hiệu dựa trên lợi ích của sản phẩm giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn với những khách hàng đang tìm kiếm cho mình những lợi ích từ sản phẩm mang lại.

Ví dụ: cách định vị này ta gặp rất nhiều trong các mẫu quảng cáo trên TV như sản phẩm sữa chua nha đam Vinamilk với thông điệp “cho một làn da sáng mịn” hay dầu gội Sunsilk “cho mái tóc mượt mà và óng ả”

3. Dựa vào giá bán

Có thể định vị theo 2 hướng: một là thương hiệu có giá cao nhất hoặc rẻ nhất trên thị trường. Việc định vị theo giá bán tùy thuộc vào chiến lược của từng công ty, nếu công ty muốn xây dựng một thương hiệu đẳng cấp thì việc định giá cao là phù hợp. Trong trường hợp này có thể kể đến cách định vị Bphone của Bkav, Bphone được định giá trên 10tr đồng và nó được so sánh với các sản phẩm cao cấp khác của Apple và Samsung. Việc định vị giá rẻ có thể kể đến nhà bán lẻ Big C với khẩu hiệu “giá rẻ cho mọi nhà”. Với chiến lược định vị giá rẻ nhất đòi hỏi công ty có lợi thế về chi phí và công ty muốn xâm nhập thị trường mới bằng một sản phẩm mới với giá tốt để chiếm lĩnh thị phần của đối thủ.

4. Dựa vào chất lượng sản phẩm

Đây là cách định vị mà hầu như công ty nào cũng muốn sử dụng nhưng thực sự thì rất khó thành công, bởi chất lượng thường dựa trên cảm nhận của khách hàng, họ thường có ấn tượng với các thương hiệu tiên phong hoặc dẫn đầu.

Ví dụ: thị trường xe gắn máy Việt Nam, nói đến xe chất lượng người ta nghĩ ngay đến Honda mặc dù cũng rất nhiều hãng khác khẳng định chất lượng sản phẩm của mình như: Suzuki hay Yamaha

5. Dựa vào thói quen tiêu dùng và công dụng của sản phẩm

Việc định vị dựa vào thói quen sử dụng của người tiêu dùng cũng giúp sản phẩm của chúng ta trở nên khác biệt một cách dễ dàng.

Ví dụ: thương hiệu café Milano được định vị là café dành cho việc mang đi, điều đó làm cho nó trở nên khác biệt so với các quán café thông thường.

6. Hướng vào nhóm người sử dụng cụ thể

Đây có thể nói là một chiêu thức kinh điển vì nó hướng tới một nhóm người cụ thể. Giúp cho thương hiệu gần gũi hơn bởi nó xuất phát từ nhu cầu và mong muốn cụ thể của một nhóm người. Tuy nhiên để vận dụng thành công phương thức này chúng ta cần am hiểu các phân khúc một cách chính xác, các phân khúc được đo lường bằng các công cụ nghiên cứu, cho nên đừng vội định vị theo cách này khi chưa có các nghiên cứu chính xác.

Ví dụ:

  • Rolex – đồng hồ doanh nhân
  • Nike – giầy thể thao dành cho các Vận động viên chuyên nghiệp

Trên đây là 6 phương thức sử dụng phổ biến trong cách định vị một thương hiệu sản phẩm. Tùy theo chiến lược kinh doanh, chúng ta có thể có các cách định vị khác như: định vị theo tính cách, định vị theo tình cảm, định vị theo ước muốn, định vị theo đối thủ cạnh tranh hoặc định vị theo vấn đề và giải pháp
Phatmarcom

11 Tiêu chuẩn xây dựng Thương hiệu cá nhân đích thực

Xây dựng thương hiệu cá nhân không chỉ là việc đánh bóng thương hiệu, tạo sự nổi tiếng mà là hành trình hướng tới một cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn. Thương hiệu cá nhân luôn phản ánh con người thật của bạn. Bạn nên xây dựng nó dựa trên các giá trị, nét độc đáo và tài năng thiên bẩm của mình. Nếu bạn xây dựng thương hiệu có hệ thống, đích thực và toàn diện thì nó sẽ lớn mạnh, rõ ràng, hoàn thiện và có giá trị đối với người khác. Nếu bạn không xây dựng thương hiệu theo cách trên mà bạn chỉ tập trung vào sự nổi tiếng và sự thăng tiến của bản thân thì bạn sẽ bị người khác nhìn nhận như một kẻ luôn tự coi mình là trung tâm, ích kỷ. Khi đó quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ biến thành một vụ việc xấu xa và giả tạo.

thương hiệu cá nhân đích thực

Vì thế hãy xây dựng thương hiệu cá nhân của mình với một tình yêu chân chính, đó chính là tình yêu với bản thân, người khác,  với những việc bạn đam mê và thích thú. Hãy ghi nhớ 11 tiêu chuẩn sau đây khi xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân của mình bạn nhé:

  1. Tính xác thực: bạn là CEO của chính bạn. Bạn nên xây dựng thương hiệu dựa trên nhân cách của mình. Thương hiệu đó nên phản ánh tính cách, hành vi, giá trị và tầm nhìn của bạn. Vì vậy nó phải được gắn kết với tham vọng cá nhân của bạn.
  2. Tính chính trực: bạn nên tuân theo những quy tắc ứng xử và đạo đức do tham vọng cá nhân của bạn đánh giá.
  3. Tính nhất quán: bạn cần nhất quán trong hành vi ứng xử của mình
  4. Chuyên môn: tập trung vào một lĩnh vực chuyên môn. Bạn nên nghiêm túc tập trung vào một khả năng chính hoặc một kỹ năng độc đáo. Nếu không có các kỹ năng chuyên môn, tài năng, trí thông minh thì bạn sẽ không độc đáo và khác biệt.
  5. Uy tín: được nhận biết như một chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể, là người tài giỏi, có kinh nghiệm và nhà lãnh đạo làm việc có hiệu quả.
  6. Nét đặc biệt: phân biệt bản thân với những người khác nhờ thương hiêu của bạn. Nó phải được thể hiện theo cách độc đáo và khác biệt với mọi đối thủ, để đối tượng hiểu được bạn đang đại diện cho điều gì.
  7. Sự phù hợp: bạn phải gắn kết những thứ đại diện với các nhu cầu quan trọng của đối tượng mục tiêu.
  8. Tầm nhìn: tầm nhìn của bạn cần được quảng bá rộng rãi, nhất quán và liên tục trong một thời gian dài cho đến khi nó in sâu trong tâm trí của đối tượng mục tiêu.
  9. Tính kiên trì: bạn cần có thời gian để phát triển hệ thống thương hiệu của mình và phải luôn gắn liền với nó. Đừng bao giờ bỏ cuộc.
  10. Thiện chí: bạn nên gắn kết bản thân với những giá trị tích cực và đáng giá.
  11. Sự thực hiện: Nếu bạn không thực hiện những điều bạn cam kết và không tiếp tục hoàn thiện bản thân, thương hiệu của bạn sẽ là sự giả tạo. Vì vậy hãy thiết lập các tiêu chỉ đo lường (thẻ điểm cân bằng cá nhân) để tự đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh.

Phatmarcom sưu tầm

80 khái niệm về Marketing

Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, đa số các doanh nghiệp thu hút khách hàng bằng chính sách giá cả. Với chính sách này, doanh nghiệp dần mất đi lợi nhuận và đi vào vòng xoáy của cạnh tranh về giá và dần dần mất lợi thế cạnh tranh và cuối cùng là thất bại. Marketing là câu trả lời cho chúng ta làm thế nào để tạo lợi thế cạnh tranh thay vì phải giảm giá.

Nhưng tiếp thị vẫn là một chủ đề bị hiểu rất sai lệch trong phạm vi kinh doanh cũng như suy nghĩ của nhiều người. Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng Marketing chỉ có nhiệm vụ bán đi sản phẩm, dịch vụ đang có. Nhưng thực tế thì ngược lại, khâu sản xuất  phải hỗ trợ cho Marketing. Các công ty tìm cách sản xuất ra sản phẩm tốt, nhưng điều giúp công ty thành đạt chính là ý tưởng và phương thức hoạt động Marketing. Sản xuất, tiêu thụ, R&D, tài chính và các chức năng khác nhằm đạt mục tiêu cao cả nhất là tiếp cận khách hàng.

Marketing thường nhầm lẫn với việc bán hàng. Việc bán hàng chỉ khởi sự khi bạn có sản phẩm, còn  Marketing bắt đầu từ trước khi sản phẩm có mặt. “Tiếp thị không phải là nghệ thuật nhằm tìm cách tống khứ những gì bạn làm ra thông minh hơn. Tiếp thị là nghệ thuật tạo ra giá trị cho những khách hàng thật sự. Đó là nghệ thuật tạo ra khách hàng thật sự tốt hơn. Khẩu hiệu người làm tiếp thị là chất lượng, dịch vụ và giá trị” – Theo Philip Kotler.

Nếu bạn đã, đang và mong muốn trở thành những nhà Marketing chuyên nghiệp, quản lý, giám đốc Marketing hay CEO, bạn cần hiểu rõ và vận dụng những vấn đề căn bản của tiếp thị sau đây (các khái niệm được sắp xếp theo thứ tự A – Z):

1. Advertising – Quảng cáo

2. Brands – Thương hiệu

3. Business-to-Business Marketing – Tiếp thị doanh nghiệp-đến-doanh nghiệp

4. Change – Thay đổi

5. Communication and Promotion – Truyền đạt và Quảng bá

6. Companies

7. Competitive Advantage – Lợi thế cạnh tranh

8. Competitors – Các đối thủ cạnh tranh

9. Consutants – Các nhà tư vấn

10. Corporate Branding – Thương hiệu công ty

11. Creativity – Tính sáng tạo

12. Customer Needs – Nhu cầu khách hàng

13. Customer Orientation – Định hướng khách hàng

14. Customer Relationship Management (CRM) – Quản lý quan hệ khách hàng

15. Customers – Khách hàng

16. Customers Satisfaction – Thỏa mãn khách hàng

17. Database Marketing – Tiếp thị trên cơ sở dữ liệu

18. Design – Thiết kế

19. Differentiation – Sự khác biệt

20. Direct Mail – Gửi thư trực tiếp

21. Distribution and Channels – Phân phối và kênh phân phối

22. Employees – Nhân viên

23. Entrepreneurship – Doanh nhân

24. Experiential Marketing – Tiếp thị trải nghiêm

25. Financial Marketing – Tiếp thị tài chính

26. Focusing and Niching – Tập trung và nhắm vào thị trường ngách

27. Forecasting and the Future – Dự báo và tương lai

28. Goal and Objective – Mục đích và mục tiêu

29. Growth Strategies – Chiến lược Tăng trưởng

30. Guarantees – Sự bảo đảm

31. Image and Emotional Marketing – Tiếp thị hình ảnh và Cảm xúc

32. Implementation and Control – Thực hiện và Kiểm soát

33. Information and Analytics – Thông tin và Phân tích thông tin

34. Innovation – Đổi mới

35. Intangible Assets – Tài sản vô hình

36. International Marketing – Tiếp thị Quốc tế

37. Internet and E-Business – Internet và Kinh doanh Điện tử

38. Leadership – Lãnh đạo

39. Loyalty – Sự trung thành

40. Management – Quản lý

41. Marketing Assets and Resources – Tài sản và Nguồn lực Tiếp thị

42. Marketing Department Interfaces – Các quan hệ của phòng Tiếp thị.

43.Marketing Ethics – Đạo đức Tiếp thị

44. Marketing Mix – Tổ hợp Tiếp thị

45. Marketing Plans – Kế hoạch Tiếp thị

46. Marketing Research – Nghiên cứu Tiếp thị

47. Marketing Roles and Skill – Vai trò và Kỹ năng Tiếp thị

48. Markets – Thị trường

49. Media – Truyền thông

50. Mission – Sứ mệnh

51. New Product Development – Phát triển sản phẩm mới

52. Opportunity – Cơ hội

53. Organization – Tổ chức

54. Outsourcing – Sử dụng nguồn lực bên ngoài

55. Performance Measurement – Đo lường thành tích

56. Positioning – Định vị

57. Price – Giá cả

58. Products – Sản phẩm

59. Profits – Lợi nhuận

60. Public Relations – Quan hệ Công chúng

61. Quality – Chất lượng

62. Recesstion Marketing – Tiếp thị trong Thời kỳ suy thoái

63. Relationship Marketing – Tiếp thị Quan hệ

64. Retailers and Vendors – Người bán lẻ

65. Sales Force – Lực lượng Bán hàng

66. Sales Promotion – Khuyến mãi

67. Segmentation – Phân khúc thị trường

68. Selling – Bán hàng

69. Service – Dịch vụ

70. Sponsorship – Tài trợ

71. Strategy – chiến lược

72. Success and Failure – Thành công và Thất bại

73. Suppliers – Nhà cung cấp

74. Target Markets – Thị trường mục tiêu

75. Technology – Công nghệ

76. Telemarketing and Call Centers – Tiếp thị từ xa và Trung tâm điện thoại

77. Trends in Marketing Thinking and Practice – Xu hướng trong Tư duy và Thực hành Tiếp thị

78. Value – Giá trị

79. Word of Mouth – Quảng cáo Truyền miệng

80. Zest – Say mê

Tổng hợp và chọn lọc từ sách ” Thấu hiểu Tiếp thị từ A đến Z” (Phatmarcom)

10 điều răn trong tiếp thị

Khi nghe tới 10 điều răng, những người trong đạo Thiên Chúa chắc chắn sẽ nghĩ ngay tới 10 điều răn ” Đức Chúa Trời”. Còn đối với dân Tiếp thị, họ sẽ nghĩ ngay đến những quy tắc hãy hoặc bài học quý báu của cha đẻ về Học thuyết Marketing đó là Philip Kotler. Sau nhiều năm nghiên cứu về Marketing, ông đã chỉ ra 10 sai lầm mà các doanh nghiệp thường hay vấp phải, từ những sai lầm ấy ông đã đúc kết ra những nguyên tắc mà Doanh nghiệp phải tuân thủ trong quá trình xây dựng chiến lược hay lập kế hoạch Marketing.

01. Doanh nghiệp cần phân khúc thị trường thành nhiều phân khúc thị trường khác nhau một cách khoa học, đồng thời chọn ra vài phân khúc phù hợp nhất với nguồn lực của mình và cuối cùng là hãy phát triển vị thế mạnh mẽ trong phân khúc đã chọn.

02. Doanh nghiệp cần thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình một cách thấu đáo bằng cách lập sơ đồ các nhu cầu về nhận thức, hành vi, cách ứng xử… của khách hàng, từ đó thúc đẩy đối tác/nhân viên của mình luôn nghĩ  tới việc phục vụ và  thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

03. Luôn luôn theo dõi đối thủ cạnh tranh của mình, cần nhận diện đầy đủ và toàn diện về cạnh tranh. Hãy hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ.

04. Hãy xây dựng các đối tác của mình thành những người cộng sự và hợp tác uy tín, hãy tưởng thưởng xứng đáng cho việc họ mang đến khách hàng cho bạn.

05. Hãy phát triển hệ thống nhận dạng cơ hội, phận loại, xếp hạng và chọn ra các cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

06. Công ty phải tổ chức được hệ thống thông tin tiếp thị khoa học nhằm tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn một cách thấu đáo.

07. Quản lý tốt danh mục thương hiêu/sản phẩm/dịch vụ để đem lại giá trị cao nhất bằng cách phân loại và nhận dạng khả năng sinh lợi cũng như sức chịu đựng đối với thương hiệu/sản phẩm kém.

08. Hãy định vị thương hiệu một cách mạnh mẽ và khác biệt với đối thủ. Cần chú trọng việc xây dựng thương hiệu mạnh với việc phát triển liên tục và đầy đủ các kỹ năng cho nhân viên của mình. Ngân sách tiếp thị cần cân nhắc giữa chi phí, hiệu quả và tính tới hiệu quả trên vốn đầu tư (hệ số ROI) của mỗi chiến dịch truyền thông.

09. Thành lập tốt tổ chức marketing với việc thiết lập 1 lãnh đạo Marketing đầy năng lực, có khả năng lãnh đạo bộ phận tiếp thị với nhiều kỹ năng cần thiết, phối hợp tốt với các phòng ban khác và là một trợ thủ đắc lực của Ban điều hành hay Tổng giám đốc.

10. Luôn luôn tận dụng công nghệ trong công tác tiếp thị để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh tốt cho doanh nghiệp.

Chiến lược cấu trúc thương hiệu Tập đoàn

Sự khác biệt giữa thương hiệu tập đoàn với thương hiệu công ty hay thương hiệu sản phẩm?

Về bản chất thương hiệu thì không có sự khác biệt lớn, tuy nhiên trong một tập đoàn thì vấn đề tổ hợp thương hiệu và hệ thống nhận diện trong cơ cấu đa-thương-hiệu (multi-brand) là khác biệt chủ yếu. Vì vậy đối với tập đoàn, ngoài năng lực xây dựng thương hiệu còn cần phải có khả năng quản lý chiến lược và cơ cấu của nhiều thương hiệu khác nhau trong cùng một lĩnh vực hay các lĩnh vực khác biệt.

 Một thương hiệu tập đoàn bao gồm bên trong nó nhiều thương hiệu công ty và thương hiệu sản phẩm khác nhau.

Thương hiệu tập đoàn có một cấu trúc rất phức tạp và đòi hỏi sự hoạch định rất khoa học. Những tính cách thương hiệu như là leadership (tinh thần lãnh đạo), charismatic (tính hào hiệp), influentical (năng lực ảnh hưởng), visionary (có tầm nhìn xa), responsible (có trách  nhiệm)… thường hay xuất hiện nhiều trong tính cách (hay giá trị bản sắc) của thương hiệu tập đoàn nhiều hơn là đối với thương hiệu sản phẩm.

Một vị trí CMO (*) là rất cần thiết trong việc quản trị marketing và thương hiệu tập đoàn. Sự sắp xếp các nhãn hiệu rất cần tư vấn của các tổ chức tư vấn thương hiệu và thiết kế sáng tạo có uy tín tham gia thực hiện.

Chiến lược thương hiệu tập đoàn bao gồm các vấn đề gì?

Một chiến lược marketing và thương hiệu cho tập đoàn về cơ bản bao gồm các vấn đề như sau:

(1) chiến lược cơ cấu thương hiệu và sản phẩm trong tập đoàn; (2) các giải pháp định vị chiến lược; (3) quy chế thương hiệu tập đoàn; (4) chiến lược cơ cấu gắn nhãn, và (5) thương hiệu đồng hành…

 (1) Chiến lược cơ cấu thương hiệu và sản phẩm

Chiến lược cơ cấu là phần chiến lược rất cơ bản và mang tính bắt buộc. Nhiều tập đoàn phát triển mở rộng doanh nghiệp và mở rộng ngành hàng một các cảm tính và thiếu tư duy chiến lược và tư duy thương hiệu. Từ đó dẫn đến mất phương hướng và thiếu tính tối ưu, đầu tư và chi phí dàn trải. Một cơ cấu chiến lược rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong phát triển kinh doanh và ứng phó tốt với các diễn biến cạnh tranh; biết đâu là trọng tâm kinh doanh ở mỗi thời điểm; xác định được một tỷ trọng cao có phát triển bền vững; đầu tư đúng hướng cho thương hiệu, và kể cả cho R&D nhờ sự dẫn dắt của chiến lược thương hiệu và marketing.

Một cơ cấu đa-sản-phẩm hợp lý còn giúp doanh nghiệp tập đoàn bao phủ thị trường, chinh phục nhiều phân khúc khác nhau. Sự hình thành một cơ cấu sản phẩm được cho là hợp lý hay khả thi đều phải có một cơ chế tồn tại song hành, đó là cơ cấu thương hiệu, cụ thể hơn là cơ cấu ‘tên thương hiệu’.

 (2) Các giải pháp định vị chiến lược cho từng nhóm sản phẩm, ngành kinh doanh và các thương hiệu chủ lực

Các giải pháp này cần được tạo ra từ việc ứng dụng các mô hình hay phương pháp định vị trong marketing được công nhận và mang tính khả thi. Về cơ bản một bộ giải pháp định vị cho một thương hiệu hay một dòng sản phẩm hội đủ ít nhất 4 nhóm yếu tố (P1, P2, P3, và P4). Trong đó phần chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu nằm trong nhóm giải pháp P4 (brand promotion).

chien luoc cau truc thuong hieu tap doan

 Định vị chiến lược mang tính khái quát hơn so với định vị hình ảnh. Đối với mô hình tổng công ty hay tập đoàn thì định vị chiến lược luôn luôn cần thiết và mang tính bắt buộc, bởi vì các giải pháp định vị chiến lược thương hiệu giúp định hướng đúng chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh và phát triển bền vững. Hơn nữa một chiến lược thương hiệu luôn có khả năng chinh phục thị trường quốc tế mà không bị giới hạn bởi các rào cản thương mại so với các chiến lược sản phẩm đơn thuần. Các hệ thống nhận diện thương hiệu được thiếp lập một cách chuyên nghiệp là cơ sở vững chắc cho chiến lược thương hiệu thành công. Thương hiệu là một trong những lợi thế cạnh tranh vượt khỏi rào cản thương mại trong một môi trường pháp lý toàn cầu hoá lành mạnh.

(3) Quy chế thương hiệu tập đoàn

Vấn đề phức tạp của thương hiệu và chiến lược marketing của cả tập đoàn là một đề tài khá mới mẻ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Khi nói đến quản trị tập đoàn chúng ta phải sẵn sàng cho một hệ thống phức tạp đang xen lẫn nhau cả về chiều dọc và chiều ngang đối với một hệ thống không chỉ trên cả nước mà còn phải thống nhất tại nhiều quốc gia và thậm chí là toàn cầu.

Các tập đoàn Hàn Quốc trong 10 năm trở lại đây đã hình thành một cơ cấu chiến lược từ các tổng công ty hoạt động tự phát trên phạm vi quốc tế đã được hệ thống hoá dựa trên những nguyên lý quản trị tiên tiến và dựa trên sự củng cố và khai thác sức mạnh Thương hiệu và sức lan toả của hệ thống Phân phối.

Thương hiệu tập đoàn và một hệ thống phức tạp về phạm vi, số lượng, chiến lược và mối quan hệ cơ cấu. Quy chế thương hiệu tập đoàn là một dạng văn bản pháp quy tối cao có giá trị trong toàn hệ thống tập đoàn và chi phối hành vi chiến lược của tất cả các đơn vị thành viên.

Quy chế thương hiệu tập đoàn là nội dung khái quát và kết hợp giữa (I) chiến lược thương hiệu, chiến lược marketing tập đoàn, và (II) hệ thống pháp lý liên quan đến thương hiệu nói chung và cơ cấu thương hiệu tập đoàn nói riêng, và (III) những quy định chi tiết trong hệ thống nhận diện thương hiệu.

Trong thực tế quản trị, bộ quy chế thương hiệu tập đoàn có thể thay thế cho hàng loạt các quyết định, chỉ đạo liên quan đến thương hiệu trong hàng chục, hàng trăm công ty thành viên của tập đoàn mà có thể các quyết định khác nhau ở từng thời điểm luôn gặp phải sự bất cập (tactical) thiếu tầm nhìn và cơ sở chuyên môn. Từ đó dẫn đến những sai lầm và hậu quả cho hệ thống quản trị và kết quả kinh doanh.

Một quy chế thương hiệu tập đoàn được thiết lập và soạn thảo tốt sẽ gia tăng hiệu quả quản trị chiến lược cho doanh nghiệp; tạo ra sự khác biệt rất lớn so với các đối thủ còn lại nếu không có sự áp dụng chiến lược tiếp thị thương hiệu ở mức độ cao.

Nội dung quan trọng trong một quy chế thương hiệu tập đoàn phải bao gồm:

(3.1) xác lập vị thế và định vị chiến lược cho thương hiệu chính (master brand) và các thương hiệu thành viên;
(3.2) cơ cấu thương hiệu, tên thương hiệu  công ty;
(3.3) cơ cấu thương hiệu sản phẩm;
(3.4) quy định pháp lý của mỗi thương hiệu (trade-mark, copyright);
(3.5) cơ chế mở rộng thương hiệu cho mỗi thương hiệu (master và main brand);
(3.6) quyền lợi, quyền hạn và nghĩa vụ của tập đoàn đối với thương hiệu tập đoàn và thương hiệu sản phẩm;
(3.7) quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị trực thuộc và đơn vị thành viên trong tập đoàn đối với các thương hiệu do tập đoàn trực tiếp sở hữu hoặc ủy quyền cho các công ty con xác lập và sở hữu;
(3.8) quy chế nhượng quyền thương hiệu;
(3.9) quy chế đóng góp kinh phí xây dựng thương hiệu;
(3.10) quy chế bảo vệ thương hiệu và
(3.11) kỷ luật thương hiệu (brand discipline) hay nội quy thực hành và quản trị bản sắc thương hiệu (brand equity) đối với từng thành viên, cá nhân, nhóm thành viên hay cá nhân trong tập đoàn.

(4) Chiến lược gắn nhãn trong cơ cấu tên thương hiệu

Có khá nhiều các mô thức gắn nhãn khác nhau có thể áp dụng trong một cơ cấu thương hiệu tập đoàn. Tổng cộng có đến gần 10 mô thức gắn nhãn khác nhau có thể áp dụng trong cơ cấu gắn nhãn thương hiệu tập đoàn. Có thể đơn cử các mô thức như:
(4.1) main brand – sub brand,
(4.2) mô thức master hay umbralla brand,
(4.3) mô thức găn nhãn bảo chứng tức endorsement branding,
(4.4) mô thức niché branding,
(4.5) mô thức parity branding, tức là mô thức cặp thương hiệu song trùng,
(4.6) mô thức thương hiệu chứng nhận (certificating brand),
(4.7) mô thức thương hiệu chủ đề (thematic brand),
(4.8) mô thức sứ giả thương hiệu (ammbassador branding)…

Tuy vậy vấn đề khó lại nằm ở chỗ chúng ta phải biết cách phối hợp một cách khéo léo các mô thức này lại với nhau, đồng thời quan trọng hơn là chuyển tải mô thức sang mô hình thiết kế trọng thực tiễn theo những ngôn ngữ giao tiếp của thương hiệu như là brand phonetic (ngôn ngữ giao tiếp thông thường) và brand semiotics (ngôn ngữ của ký hiệu, màu sắc và biểu tượng). Trong phần thể hiện các ngôn ngữ phonetic và brand semiotics ở cấp độ quốc tế, rất cần có sự tư vấn và thiết kế sáng tạo của một công ty chuyên nghiệp.

(5) Thương hiệu chủ đề đồng hành

Bên cạnh hệ thống thương hiệu công ty (corporate brand) và các thương hiệu sản phẩm (product brands) có thể xây dựng các thương hiệu truyền thông (hay thương hiệu hình tượng, thương hiệu chủ đề) các thương hiệu này sẽ góp phầm làm phong phú hình ảnh và tính cách cho thương hiệu tập đoàn (the master brand). Chẳng hạn Heineken trong hệ thống truyền thông của mình có các ‘thương hiệu chủ đề’ áp dụng song hành tronh chiến lược tài trợ như Heineken- World of Tennis, Heineken – World of Golf  … với các hệ thống nhận diện riêng biệt so với chuẩn nhận diện truyền thống của thương hiệu Heineken Beer. Gần đây tập đoàn LG đưa ra thương hiệu chủ đề ‘Health Plus’ thể hiện những ứng dụng vượt trội của công nghệ nano vào sản phẩm điện tử gia đình (Home Appliances); Tập đoàn Fpt đang bước đầu xây dựng khái niệm (brand concept) E-Citizen song hành trong chiến lược mới của thương hiệu Tập đoàn Fpt  định hướng đến người tiêu dùng, một đột phá trong chiến lược tập đoàn Fpt.

Chiến lược P3, P4 là gì và vai trò của hệ thống phân phối trong việc nâng cao sức mạnh thương hiệu?

Trả lời: Các nhà tiếp thị phiến diện thường hay bóc tách vấn đề phân phối ra khỏi chiến lược marketing hay chiến lược thương hiệu, và đây là một sự hiểu lầm rất đáng tiếc.

Về mặt nguyên lý thì chiến lược thương hiệu phải đồng hành với chiến lược phân phối, cho dù là phân phối nhượng quyền đi chăng nữa. Xét về mặt chuyên môn thì đó chính là chiến lược P3, ;P4, trong tổng thể khái niệm brand marketing.

Trong hệ thống giải pháp tư vấn chiến lược, chúng tôi cũng luôn khuyến cáo và tham vấn những định hướng chiến lược thương hiệu hài hoà với sức mạnh của hệ thống phân phối và một trong những công cụ hỗ trợ phân phối tốt nhất đó là một hệ thống nhận diện thương hiệu toàn diện và bao phủ hệ thống các giao diện giữa thương hiệu và hệ thống bán lẻ cũng như môi trường giao tiếp với khách hàng, người tiêu dùng và với công chúng.

Vì vậy trong chiến lược thương hiệu của các tập đoàn không thể thiếu một chiến lược phát triển hoàn chỉnh các hệ thống hay kênh phân phối một cách chủ động tiếp cận đến người tiêu dùng, và điều này hường được chúng tôi xem như này một tiêu chí rất cơ bản khi đánh giá sự thành công bền vững của một tập đoàn.

Tại sao thương hiệu lại quan trọng đối với chiến lược của tập đoàn?

Mô hình nào có thể phản ảnh khái quát vai trò của marketing và thương hiệu đối với một tập đoàn?

Ngày nay thương hiệu không còn chỉ là khái niệm thuộc phạm trù sản phẩm mà nó đã được mở rộng hơn rất nhiều: thương hiệu công ty, thương hiệu tập đoàn, thương hiệu quốc gia… Chính vai trò đắc lực của thương hiệu tạo dựng sự thành công của tập đoàn. A. Lafley CEO lừng danh của P& G (2002-2009) đã từng phát biểu: ‘con người và thương hiệu là hai yếu tố quan trọng nhất của tập đoàn P&G’. Một CEO khác thì phát biểu rằng ‘nếu ngày mai tôi rời khỏi công ty, tôi có thể để lại cho các vị tất cả mọi thứ, tiền mặt, nhà máy, bí quyết công nghệ…tôi chỉ cần mang đi một thứ thôi, đó là thương hiệu’.

Trong quan điểm quản trị ngày xưa người ta sắp chiến lược thương hiệu là một bộ phận của marketing, bây giờ thì ngược lại chiến lược thương hiệu được xây dựng trước kế hoạch marketing và nó được xác lập song hành với chiến lược kinh doanh của một công ty hay một tập đoàn.

Đối với một tập đoàn không chỉ có một thương hiệu mà là rất nhiều thương hiệu cùng tồn tại. Mối quan hệ giữa các thương hiệu với nhau cũng rất phức tạp.

Bởi do tính khái quát rất cao cho nên về mặt hình ảnh thương hiệu tập đoàn đòi hỏi một sự khác biệt đáng kể: năng lực khái quát hoá hình ảnh & giá trị thương hiệu; định nghĩa thương hiệu thoát khỏi từng nhóm sản phẩm; là tập hợp của tầm nhìn, giá trị và văn hoá của tập đoàn; mang sứ mệnh cao cả như là sứ mệnh quốc gia hay tính chất hào hiệp; thể hiện tinh thần công dân toàn cầu…

Về mặt quản trị thương hiệu tập đoàn được quản trị hiệu quả nhất là thông qua ‘quy chế thương hiệu tập đoàn’ với những quy định không chỉ mang tính tình huống mà còn mang tính chiến lược và định hướng cho những thương hiệu mới sẽ hình thành trong tương lai được hoạch định.

Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu đối với tập đoàn có gì khác so với việc xây dựng một CI thông thường?

Hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là một công cụ quảng bá, mà thực chất nó còn là công cụ quản trị chuyên nghiệp. Đối với tập đoàn sự khác biệt còn ở tính chất phức tạp của hệ thống nhận diện thương hiệu.  Như chúng ta đã biết trong cơ cấu tập đoàn có rất nhiều tầng nấc thương hiệu công ty và các lĩnh vực khác nhau của sản phẩm và thương hiệu sản phẩm. Vì vậy với cơ cấu phức tạp của thương hiệu tập đoàn cũng cần phải có một cơ cấu các hệ thống nhận diện thương hiệu được thiết lập đúng, bảo đảm hiệu quả thương hiệu cũng như hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.

Chú thích:

CMO – Chief Marketing Officer, chức danh tương đương phó tổng giám đốc (tập đoàn) phụ trách khối Kinh doanh, Phân phối, Nghiên cứu & phát triển, Marketing và Thương hiệu.

 (Tác giả: Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang )