Chiến lược cấu trúc thương hiệu Tập đoàn

Sự khác biệt giữa thương hiệu tập đoàn với thương hiệu công ty hay thương hiệu sản phẩm?

Về bản chất thương hiệu thì không có sự khác biệt lớn, tuy nhiên trong một tập đoàn thì vấn đề tổ hợp thương hiệu và hệ thống nhận diện trong cơ cấu đa-thương-hiệu (multi-brand) là khác biệt chủ yếu. Vì vậy đối với tập đoàn, ngoài năng lực xây dựng thương hiệu còn cần phải có khả năng quản lý chiến lược và cơ cấu của nhiều thương hiệu khác nhau trong cùng một lĩnh vực hay các lĩnh vực khác biệt.

 Một thương hiệu tập đoàn bao gồm bên trong nó nhiều thương hiệu công ty và thương hiệu sản phẩm khác nhau.

Thương hiệu tập đoàn có một cấu trúc rất phức tạp và đòi hỏi sự hoạch định rất khoa học. Những tính cách thương hiệu như là leadership (tinh thần lãnh đạo), charismatic (tính hào hiệp), influentical (năng lực ảnh hưởng), visionary (có tầm nhìn xa), responsible (có trách  nhiệm)… thường hay xuất hiện nhiều trong tính cách (hay giá trị bản sắc) của thương hiệu tập đoàn nhiều hơn là đối với thương hiệu sản phẩm.

Một vị trí CMO (*) là rất cần thiết trong việc quản trị marketing và thương hiệu tập đoàn. Sự sắp xếp các nhãn hiệu rất cần tư vấn của các tổ chức tư vấn thương hiệu và thiết kế sáng tạo có uy tín tham gia thực hiện.

Chiến lược thương hiệu tập đoàn bao gồm các vấn đề gì?

Một chiến lược marketing và thương hiệu cho tập đoàn về cơ bản bao gồm các vấn đề như sau:

(1) chiến lược cơ cấu thương hiệu và sản phẩm trong tập đoàn; (2) các giải pháp định vị chiến lược; (3) quy chế thương hiệu tập đoàn; (4) chiến lược cơ cấu gắn nhãn, và (5) thương hiệu đồng hành…

 (1) Chiến lược cơ cấu thương hiệu và sản phẩm

Chiến lược cơ cấu là phần chiến lược rất cơ bản và mang tính bắt buộc. Nhiều tập đoàn phát triển mở rộng doanh nghiệp và mở rộng ngành hàng một các cảm tính và thiếu tư duy chiến lược và tư duy thương hiệu. Từ đó dẫn đến mất phương hướng và thiếu tính tối ưu, đầu tư và chi phí dàn trải. Một cơ cấu chiến lược rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong phát triển kinh doanh và ứng phó tốt với các diễn biến cạnh tranh; biết đâu là trọng tâm kinh doanh ở mỗi thời điểm; xác định được một tỷ trọng cao có phát triển bền vững; đầu tư đúng hướng cho thương hiệu, và kể cả cho R&D nhờ sự dẫn dắt của chiến lược thương hiệu và marketing.

Một cơ cấu đa-sản-phẩm hợp lý còn giúp doanh nghiệp tập đoàn bao phủ thị trường, chinh phục nhiều phân khúc khác nhau. Sự hình thành một cơ cấu sản phẩm được cho là hợp lý hay khả thi đều phải có một cơ chế tồn tại song hành, đó là cơ cấu thương hiệu, cụ thể hơn là cơ cấu ‘tên thương hiệu’.

 (2) Các giải pháp định vị chiến lược cho từng nhóm sản phẩm, ngành kinh doanh và các thương hiệu chủ lực

Các giải pháp này cần được tạo ra từ việc ứng dụng các mô hình hay phương pháp định vị trong marketing được công nhận và mang tính khả thi. Về cơ bản một bộ giải pháp định vị cho một thương hiệu hay một dòng sản phẩm hội đủ ít nhất 4 nhóm yếu tố (P1, P2, P3, và P4). Trong đó phần chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu nằm trong nhóm giải pháp P4 (brand promotion).

chien luoc cau truc thuong hieu tap doan

 Định vị chiến lược mang tính khái quát hơn so với định vị hình ảnh. Đối với mô hình tổng công ty hay tập đoàn thì định vị chiến lược luôn luôn cần thiết và mang tính bắt buộc, bởi vì các giải pháp định vị chiến lược thương hiệu giúp định hướng đúng chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh và phát triển bền vững. Hơn nữa một chiến lược thương hiệu luôn có khả năng chinh phục thị trường quốc tế mà không bị giới hạn bởi các rào cản thương mại so với các chiến lược sản phẩm đơn thuần. Các hệ thống nhận diện thương hiệu được thiếp lập một cách chuyên nghiệp là cơ sở vững chắc cho chiến lược thương hiệu thành công. Thương hiệu là một trong những lợi thế cạnh tranh vượt khỏi rào cản thương mại trong một môi trường pháp lý toàn cầu hoá lành mạnh.

(3) Quy chế thương hiệu tập đoàn

Vấn đề phức tạp của thương hiệu và chiến lược marketing của cả tập đoàn là một đề tài khá mới mẻ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Khi nói đến quản trị tập đoàn chúng ta phải sẵn sàng cho một hệ thống phức tạp đang xen lẫn nhau cả về chiều dọc và chiều ngang đối với một hệ thống không chỉ trên cả nước mà còn phải thống nhất tại nhiều quốc gia và thậm chí là toàn cầu.

Các tập đoàn Hàn Quốc trong 10 năm trở lại đây đã hình thành một cơ cấu chiến lược từ các tổng công ty hoạt động tự phát trên phạm vi quốc tế đã được hệ thống hoá dựa trên những nguyên lý quản trị tiên tiến và dựa trên sự củng cố và khai thác sức mạnh Thương hiệu và sức lan toả của hệ thống Phân phối.

Thương hiệu tập đoàn và một hệ thống phức tạp về phạm vi, số lượng, chiến lược và mối quan hệ cơ cấu. Quy chế thương hiệu tập đoàn là một dạng văn bản pháp quy tối cao có giá trị trong toàn hệ thống tập đoàn và chi phối hành vi chiến lược của tất cả các đơn vị thành viên.

Quy chế thương hiệu tập đoàn là nội dung khái quát và kết hợp giữa (I) chiến lược thương hiệu, chiến lược marketing tập đoàn, và (II) hệ thống pháp lý liên quan đến thương hiệu nói chung và cơ cấu thương hiệu tập đoàn nói riêng, và (III) những quy định chi tiết trong hệ thống nhận diện thương hiệu.

Trong thực tế quản trị, bộ quy chế thương hiệu tập đoàn có thể thay thế cho hàng loạt các quyết định, chỉ đạo liên quan đến thương hiệu trong hàng chục, hàng trăm công ty thành viên của tập đoàn mà có thể các quyết định khác nhau ở từng thời điểm luôn gặp phải sự bất cập (tactical) thiếu tầm nhìn và cơ sở chuyên môn. Từ đó dẫn đến những sai lầm và hậu quả cho hệ thống quản trị và kết quả kinh doanh.

Một quy chế thương hiệu tập đoàn được thiết lập và soạn thảo tốt sẽ gia tăng hiệu quả quản trị chiến lược cho doanh nghiệp; tạo ra sự khác biệt rất lớn so với các đối thủ còn lại nếu không có sự áp dụng chiến lược tiếp thị thương hiệu ở mức độ cao.

Nội dung quan trọng trong một quy chế thương hiệu tập đoàn phải bao gồm:

(3.1) xác lập vị thế và định vị chiến lược cho thương hiệu chính (master brand) và các thương hiệu thành viên;
(3.2) cơ cấu thương hiệu, tên thương hiệu  công ty;
(3.3) cơ cấu thương hiệu sản phẩm;
(3.4) quy định pháp lý của mỗi thương hiệu (trade-mark, copyright);
(3.5) cơ chế mở rộng thương hiệu cho mỗi thương hiệu (master và main brand);
(3.6) quyền lợi, quyền hạn và nghĩa vụ của tập đoàn đối với thương hiệu tập đoàn và thương hiệu sản phẩm;
(3.7) quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị trực thuộc và đơn vị thành viên trong tập đoàn đối với các thương hiệu do tập đoàn trực tiếp sở hữu hoặc ủy quyền cho các công ty con xác lập và sở hữu;
(3.8) quy chế nhượng quyền thương hiệu;
(3.9) quy chế đóng góp kinh phí xây dựng thương hiệu;
(3.10) quy chế bảo vệ thương hiệu và
(3.11) kỷ luật thương hiệu (brand discipline) hay nội quy thực hành và quản trị bản sắc thương hiệu (brand equity) đối với từng thành viên, cá nhân, nhóm thành viên hay cá nhân trong tập đoàn.

(4) Chiến lược gắn nhãn trong cơ cấu tên thương hiệu

Có khá nhiều các mô thức gắn nhãn khác nhau có thể áp dụng trong một cơ cấu thương hiệu tập đoàn. Tổng cộng có đến gần 10 mô thức gắn nhãn khác nhau có thể áp dụng trong cơ cấu gắn nhãn thương hiệu tập đoàn. Có thể đơn cử các mô thức như:
(4.1) main brand – sub brand,
(4.2) mô thức master hay umbralla brand,
(4.3) mô thức găn nhãn bảo chứng tức endorsement branding,
(4.4) mô thức niché branding,
(4.5) mô thức parity branding, tức là mô thức cặp thương hiệu song trùng,
(4.6) mô thức thương hiệu chứng nhận (certificating brand),
(4.7) mô thức thương hiệu chủ đề (thematic brand),
(4.8) mô thức sứ giả thương hiệu (ammbassador branding)…

Tuy vậy vấn đề khó lại nằm ở chỗ chúng ta phải biết cách phối hợp một cách khéo léo các mô thức này lại với nhau, đồng thời quan trọng hơn là chuyển tải mô thức sang mô hình thiết kế trọng thực tiễn theo những ngôn ngữ giao tiếp của thương hiệu như là brand phonetic (ngôn ngữ giao tiếp thông thường) và brand semiotics (ngôn ngữ của ký hiệu, màu sắc và biểu tượng). Trong phần thể hiện các ngôn ngữ phonetic và brand semiotics ở cấp độ quốc tế, rất cần có sự tư vấn và thiết kế sáng tạo của một công ty chuyên nghiệp.

(5) Thương hiệu chủ đề đồng hành

Bên cạnh hệ thống thương hiệu công ty (corporate brand) và các thương hiệu sản phẩm (product brands) có thể xây dựng các thương hiệu truyền thông (hay thương hiệu hình tượng, thương hiệu chủ đề) các thương hiệu này sẽ góp phầm làm phong phú hình ảnh và tính cách cho thương hiệu tập đoàn (the master brand). Chẳng hạn Heineken trong hệ thống truyền thông của mình có các ‘thương hiệu chủ đề’ áp dụng song hành tronh chiến lược tài trợ như Heineken- World of Tennis, Heineken – World of Golf  … với các hệ thống nhận diện riêng biệt so với chuẩn nhận diện truyền thống của thương hiệu Heineken Beer. Gần đây tập đoàn LG đưa ra thương hiệu chủ đề ‘Health Plus’ thể hiện những ứng dụng vượt trội của công nghệ nano vào sản phẩm điện tử gia đình (Home Appliances); Tập đoàn Fpt đang bước đầu xây dựng khái niệm (brand concept) E-Citizen song hành trong chiến lược mới của thương hiệu Tập đoàn Fpt  định hướng đến người tiêu dùng, một đột phá trong chiến lược tập đoàn Fpt.

Chiến lược P3, P4 là gì và vai trò của hệ thống phân phối trong việc nâng cao sức mạnh thương hiệu?

Trả lời: Các nhà tiếp thị phiến diện thường hay bóc tách vấn đề phân phối ra khỏi chiến lược marketing hay chiến lược thương hiệu, và đây là một sự hiểu lầm rất đáng tiếc.

Về mặt nguyên lý thì chiến lược thương hiệu phải đồng hành với chiến lược phân phối, cho dù là phân phối nhượng quyền đi chăng nữa. Xét về mặt chuyên môn thì đó chính là chiến lược P3, ;P4, trong tổng thể khái niệm brand marketing.

Trong hệ thống giải pháp tư vấn chiến lược, chúng tôi cũng luôn khuyến cáo và tham vấn những định hướng chiến lược thương hiệu hài hoà với sức mạnh của hệ thống phân phối và một trong những công cụ hỗ trợ phân phối tốt nhất đó là một hệ thống nhận diện thương hiệu toàn diện và bao phủ hệ thống các giao diện giữa thương hiệu và hệ thống bán lẻ cũng như môi trường giao tiếp với khách hàng, người tiêu dùng và với công chúng.

Vì vậy trong chiến lược thương hiệu của các tập đoàn không thể thiếu một chiến lược phát triển hoàn chỉnh các hệ thống hay kênh phân phối một cách chủ động tiếp cận đến người tiêu dùng, và điều này hường được chúng tôi xem như này một tiêu chí rất cơ bản khi đánh giá sự thành công bền vững của một tập đoàn.

Tại sao thương hiệu lại quan trọng đối với chiến lược của tập đoàn?

Mô hình nào có thể phản ảnh khái quát vai trò của marketing và thương hiệu đối với một tập đoàn?

Ngày nay thương hiệu không còn chỉ là khái niệm thuộc phạm trù sản phẩm mà nó đã được mở rộng hơn rất nhiều: thương hiệu công ty, thương hiệu tập đoàn, thương hiệu quốc gia… Chính vai trò đắc lực của thương hiệu tạo dựng sự thành công của tập đoàn. A. Lafley CEO lừng danh của P& G (2002-2009) đã từng phát biểu: ‘con người và thương hiệu là hai yếu tố quan trọng nhất của tập đoàn P&G’. Một CEO khác thì phát biểu rằng ‘nếu ngày mai tôi rời khỏi công ty, tôi có thể để lại cho các vị tất cả mọi thứ, tiền mặt, nhà máy, bí quyết công nghệ…tôi chỉ cần mang đi một thứ thôi, đó là thương hiệu’.

Trong quan điểm quản trị ngày xưa người ta sắp chiến lược thương hiệu là một bộ phận của marketing, bây giờ thì ngược lại chiến lược thương hiệu được xây dựng trước kế hoạch marketing và nó được xác lập song hành với chiến lược kinh doanh của một công ty hay một tập đoàn.

Đối với một tập đoàn không chỉ có một thương hiệu mà là rất nhiều thương hiệu cùng tồn tại. Mối quan hệ giữa các thương hiệu với nhau cũng rất phức tạp.

Bởi do tính khái quát rất cao cho nên về mặt hình ảnh thương hiệu tập đoàn đòi hỏi một sự khác biệt đáng kể: năng lực khái quát hoá hình ảnh & giá trị thương hiệu; định nghĩa thương hiệu thoát khỏi từng nhóm sản phẩm; là tập hợp của tầm nhìn, giá trị và văn hoá của tập đoàn; mang sứ mệnh cao cả như là sứ mệnh quốc gia hay tính chất hào hiệp; thể hiện tinh thần công dân toàn cầu…

Về mặt quản trị thương hiệu tập đoàn được quản trị hiệu quả nhất là thông qua ‘quy chế thương hiệu tập đoàn’ với những quy định không chỉ mang tính tình huống mà còn mang tính chiến lược và định hướng cho những thương hiệu mới sẽ hình thành trong tương lai được hoạch định.

Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu đối với tập đoàn có gì khác so với việc xây dựng một CI thông thường?

Hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là một công cụ quảng bá, mà thực chất nó còn là công cụ quản trị chuyên nghiệp. Đối với tập đoàn sự khác biệt còn ở tính chất phức tạp của hệ thống nhận diện thương hiệu.  Như chúng ta đã biết trong cơ cấu tập đoàn có rất nhiều tầng nấc thương hiệu công ty và các lĩnh vực khác nhau của sản phẩm và thương hiệu sản phẩm. Vì vậy với cơ cấu phức tạp của thương hiệu tập đoàn cũng cần phải có một cơ cấu các hệ thống nhận diện thương hiệu được thiết lập đúng, bảo đảm hiệu quả thương hiệu cũng như hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.

Chú thích:

CMO – Chief Marketing Officer, chức danh tương đương phó tổng giám đốc (tập đoàn) phụ trách khối Kinh doanh, Phân phối, Nghiên cứu & phát triển, Marketing và Thương hiệu.

 (Tác giả: Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang )

Tiến trình quản trị thương hiệu

1. Định vị thương hiệu: tiến trình quản trị thương hiệu bắt đầu bằng việc định vị, thương hiệu đại diện cho cái gì? ai là người sử dụng thương hiệu? đối thủ cạnh tranh là ai? Cơ bản đó là tạo được sự nổi trội của thương hiệu so với các đối thủ được khách hàng nhận thức được.

2. Hoạch định và thực hiện các chương trình marketing thương hiệu

– Chọn các yếu tố thương hiệu

– Tích hợp thương hiệu và các chương trình marketing hỗ trợ

– Nâng cao các liên tưởng thứ cấp

3. Đo lường tài sản thương hiệu

4. Duy trì và phát triển tài sản thương hiệu

– Chiến lược gắn thương hiệu

– Quản trị thương hiệu theo thời gian

– Quản trị thương hiệu toàn cầu

tienntrinh-qtth

ForlybrandDịch vụ xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp

Chiến lược phát triển thương hiệu của các Tập đoàn khách sạn

Thị trường khách sạn tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với sự đầu tư rầm rộ từ các Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới như: Accor, Intercontinental, Starwood… bên cạnh đó các nhà đầu tư trong nước cũng có tham vọng không nhỏ như: Tập đoàn Mường Thanh, Tập đoàn Thiên Minh, Tập đoàn Thành Thành Công…

Theo đánh giá chung của các chuyên gia, thị trường khách sạn Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhưng nó đang tồn tại sự cạnh tranh rất khốc liệt, các nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu định hướng phát triển đều bị rơi vào tình trạng rất khó khăn, có những dự án chưa kịp hoàn công đã phải tìm đối tác thanh lý. Tuy nhiên, bất chấp sự khó khăn và cạnh tranh khốc liệt, các thương hiệu khách sạn hàng đầu vẫn tồn tại, đứng vững và phát triển. Điều đó cho thấy họ đã và đang có chiến lược định vị thương hiệu đúng đắn, và họ đã quan tâm điều này với việc nghiên cứu thị trường, định vị thương hiệu trước khi xây dựng dự án.

Cấu trúc thương hiệu là một bản tóm tắt, là kết quả việc hình thành chiến lược gắn thương hiệu, nó thể hiện chiến lược phát triển thương hiệu theo thời gian và không gian. Chúng ta sẽ phân tích cấu trúc thương hiệu của một số Tập đoàn đầu tư khách sạn lớn trên thế giới và Việt Nam hiện nay.

1. Tập đoàn Accor

Giới thiệu

  • Accor là tập đoàn khách sạn hàng đầu ở châu Âu (40 năm kinh nghiệm) với gần 4.000 khách sạn hoạt động trên 100 quốc gia, quy mô 150.000 nhân viên.
  • Accor đã có mặt tại Việt Nam trong 20 năm qua, bắt đầu bằng việc giới thiệu khách sạn Metropole, hiện nay được biết đến dưới tên gọi Sofitel Legend Metropole Hà Nội. Vào năm 1996, Metropole trở thành khách sạn đầu tiên tại Việt Nam được nhận danh hiệu khách sạn 5 sao đầu tiên bởi Tổng Cục Du Lịch Việt Nam. Năm 1998, Accor giới thiệu thương hiệu Novotel đến Việt Nam – Novotel Phan Thiết Ocean Dunes & Golf Resort và sau đó nhanh chóng mở văn phòng đại diện đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Accor là tập đoàn chủ chốt trong lĩnh vực quản lý khách sạn trên thế giới và dẫn đầu thị trường Châu Âu, hiện đang có mặt tại 90 quốc gia với 4,200 khách sạn và quản lý hơn 500,000 phòng.
  • Accor quản lý một danh mục lớn gồm các thương hiệu khách sạn – Sofitel, Pullman, The Sebel, MGallery, Novotel, Suite Novotel, Mercure, Adagio, ibis, hotelF1 và dịch vụ liên quan như Thalassa sea & spa cung cấp các sản phẩm đa dạng từ cao cấp đến bình dân. Với 145,000 nhân viên trên khắp thế giới, Tập đoàn mang đến cho khách hàng và đối tác những dịch vụ chuyên nghiệp nhất dựa trên 45 năm kinh nghiệm.

Cấu trúc thương hiệu Accor

Accor brand architecture

  • Cấu trúc thương hiệu của Accor gồm 3 cấp, cấp thứ 2 được Accor sử dụng chiến lược gắn thương hiệu độc lập tạo ra một danh mục các thương hiệu nhằm lấp đầy các phân khúc từ bình dân đến cao cấp. Cấp thứ 3 được hình thành với chiến lược gắn thương hiệu chung (chiến lược gắn thương hiệu nguồn) nhằm sử dụng danh tiếng có sẵn của thương hiệu mẹ, đồng thời tạo thêm sự chuyên sâu và khác biệt đối với thương hiệu con.
  • Với chiến lược gắn thương hiệu như trên, ta thấy rằng Accor đã xây dựng và tạo được hình ảnh và liên tưởng mạnh mẽ với mỗi thương hiệu trên với các sản phẩm liên quan đến dịch vụ lưu trú với điểm khác biệt và đặc trưng sâu sắc cho từng phân khúc.

Định vị thương hiệu

dinh vi-Accor

2. Tập đoàn Amanresorts

Giới thiệu

Amanresort được đánh giá là khu nghỉ mát sang trọng nhất thế giới, Amanresorts được biết đến bởi dịch vụ tuyệt hảo, xa xỉ, khách hàng cao cấp và nằm ở những vị trí lý tưởng nhất thế giới. Amanresort đã trở thành một trong những thương hiệu mạnh trong lĩnh vực công nghiệp du lịch trên toàn thế giới, thương hiệu được sáng lập bởi Adrian Zecha với triết lý thương hiệu “Điểm mấu chốt và toàn bộ vấn đề là giữ cho mọi việc càng không đi theo lối mòn càng tốt

Cấu trúc thương hiệu

Amanresorts brands architecture

Trái ngược với Accor, Amanresort chỉ định vị thương hiệu với 1 phân khúc duy nhất đó là “khách sạn đẳng cấp tuyệt hảo”. Do đó Amanresort đã sử dụng chiến lược gắn thương hiệu chung bằng việc kết hợp từ Aman + từ đặc trưng (đại diện cho địa phương). Với chiến lược này, Amanresort đã khéo léo tạo ra 1 thương hiệu mạnh duy nhất trên toàn thế giới, chú trọng quảng bá thương hiệu qua kênh truyền miệng đến những khách hàng mục tiêu của mình.

Định vị thương hiệu

Chiến lược định vị của Amanresorts thể hiện sự khác biệt rất lớn, họ dựa vào 4 nhân tố chính:

  • Giữ cho khu nghỉ dưỡng không đi theo lối mòn
  • Khách hàng được tận hưởng dịch vụ nghỉ dưỡng sang trọng và cao cấp
  • Cung cấp những kỳ nghỉ trọn vẹn về việc kết hợp nghỉ dưỡng và văn hóa đặc sắc tại địa phương
  • Đảm bảo sự riêng tư cho khách hàng ở mức độ cao nhất

3. Tập đoàn Thiên Minh

Giới thiệu

Được thành lập năm 1994 tại Việt Nam, Tập đoàn Thiên Minh (TMG) hiện là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch và khách sạn lớn nhất Việt Nam. Hằng năm Thiên Minh đón chào khoảng 90,000 khách du lịch tới Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan và phục vụ khoảng 200,000 khách lưu trú tại các khách sạn thuộc tập đoàn. Với vai trò là một tập đoàn du lịch, TMG cung cấp đầy đủ và toàn diện các dịch vụ du lịch cho du khách tại khu vực Đông Dương bao gồm các hoạt động điều hành tour du lịch lữ hành, dịch vụ lưu trú, du thuyền, phương tiện đi lại cũng như các dịch vụ đặt tour và phòng khách sạn và đại lý du lịch cho khách sỉ và lẻ. Mục tiêu chiến lược của TMG là trở thành Công ty hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ khách sạn tại Việt Nam. Với lợi thế sở hữu một hệ thống quản lý tốt, sáng tạo, minh bạch cùng nguồn tài chính dồi dào và sự hợp tác/chia sẻ kinh nghiệm điều hành giữa các công ty thành viên, TMG luôn tin tưởng sẽ thành công trong chiến lược phát triển của mình.

Cấu trúc thương hiệu

Thien minh brand architecture

Cấu trúc thương hiệu của Tập đoàn Thiên Minh gồm 4 cấp:

  • Cấp thứ 2 bao gồm các thương hiệu độc lập thể hiện sự đặc trưng cho 3 lĩnh vực ngành nghề: lữ hành, lưu trú, dịch vụ du lịch trực tuyến. Riêng dịch vụ lữ hành tồn tại 5 thương hiệu, mỗi thương hiệu dành cho các phân khúc khác nhau. Dịch vụ lưu trú tồn tại 2 thương hiệu được định vị theo tiêu chuẩn sao đó là ÊMM – 3 sao, Victoria – 4 sao.
  • Chuỗi khách sạn 4 sao Victoria được phát triển qua 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và được thể hiện ở cấp thứ 3 của danh mục.
  • Ngoài ra, thương hiệu Victoria phát triển thêm sản phẩm du thuyền, cano tại các địa phương được thể hiện ở cấp 4 của danh mục.

Định vị thương hiệu

Tập đoàn Thiên Minh đang xây dựng chiến lược định vị thương hiệu theo 3 loại hình kinh doanh: lưu trú với thương hiệu Victoria, ÊMM; lữ hành với các thương hiệu Buffalo Tour, Chợ Lớn Tours, Asia Outdoors, Peak Việt Nam, Hải Âu; dịch vụ du lịch trực tuyến iVIVU

  • ÊMM: được định vị cho phân khúc 3 sao với kiến trúc hiện đại, sang trọng và nằm tại các trung tâm thành phố lớn.
  • Victoria: khai thác các vùng du lịch trọng điểm tại 3 nước Đông Dương, được định vị cho phân khúc 4 sao với kiến trúc cổ điển kết hợp giữa kiến trúc Pháp và văn hóa đặc sắc tại địa phương, cung cấp dịch vụ trọn gói cho du khách với dịch vụ du thuyền, tàu thuyền nhằm giúp khách thưởng ngoạn trên sông Mêkong

4. Tập đoàn Mường Thanh

Giới thiệu

Tập đoàn khách sạn Mường Thanh được công nhận là “Chuỗi Khách Sạn Tư Nhân Lớn Nhất Việt Nam” với một hệ thống gồm 30 khách sạn và dự án khách sạn đạt tiêu chuẩn 3,4 và 5 sao trải dài trên cả nước.

Màu sắc dân tộc, những nét đẹp truyền thống, tinh hoa văn hóa Việt, đặc biệt là tình cảm chân thành mến khách của con người Việt luôn là ấn tượng đáng nhớ với bất cứ du khách nào dù chỉ một lần ghé qua khách sạn Mường Thanh. Mỗi khách sạn Mường Thanh đều mang nét độc đáo riêng của mỗi vùng miền nơi khách sạn tọa lạc.

Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ khách sạn, Tập đoàn khách sạn Mường Thanh đang ngày càng phát triển và nâng cao phạm vi cũng như chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu của hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước mỗi năm.

Cấu trúc thương hiệu

Muong Thanh brand architecture

  • Mường Thanh đang sử dụng chiến lược gắn thương hiệu chung cho các sản phẩm khách sạn của mình bằng cách sử dụng chung logo, tên gọi của Tập đoàn cho toàn bộ hệ thống khách sạn từ 3 đến 5 sao, các sản phẩm được phân biệt bằng việc gắn thêm hậu tố địa phương.
  • Do việc sử dụng chiến lược gắn thương hiệu chung, Mường Thanh đã tổ chức bộ máy quản trị thương hiệu rất gắt gao với việc can thiệp trực tiếp của GĐ thương hiệu đến từng đơn vị khách sạn nhằm giảm thiểu yếu tố rủi ro về khủng hoảng thương hiệu.

Định vị thương hiệu

  • Mường Thanh được định vị chung cho nhiều phân khúc từ 3 đến 5 sao, chiến lược gắn thương hiệu thì gần giống với Amanresort tuy nhiên việc định vị lại hoàn toàn khác nhau. Amanresort chỉ phục vụ phân khúc cao cấp và sang trọng, trong khi đó Mường Thanh lại phục vụ cho hầu hết các phân khúc của thị trường khách sạn. Điều đó cho thấy thiếu sự khác biệt của thương hiệu này.
  • Mường Thanh đang lấy 2 tiêu chí định vị: hiện đại kết hợp văn hóa dân tộc, tuy nhiên sự định vị này vẫn chưa cho thấy sự khác biệt đáng kể.

Giải pháp marketing Mix cho thị trường du lịch Inbound Nga

Đề tài “Giải pháp marketing MIX cho thị trường Inbound Nga tại công ty du lịch Cholontourist” được tiến hành tại Văn phòng công ty Cholontourist địa chỉ 787 Trần Hưng Đạo, P1, Q5, thời gian từ 14/01/2012 đến 25/04/2013.

Phương pháp nghiên cứu: phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia, dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp của công ty, tổng cục du lịch, tổng cục thống kê, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch Việt Nam ( VNC&PTDL VN), các báo mạng, những môn học chuyên nghành đã được học và những điều quan sát được trong quá trình làm việc tại công ty Cholontourist.

Kết cấu đề tài gồm 4 chương:

  • Chương 1. Mở đầu
  • Chương 2: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch, kinh doanh lữ hành và marketing.
  • Chương 3: Thực trạng Marketing Mix và tình hình kinh doanh khách Nga tại công ty Cholontourist.
  • Chương 4: Vận dụng Marketing Mix phát triển thị trường Nga, kết luận.

Tóm tắt nội dung chuyên đề: đề tài khái quát những cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch, kinh doanh điện tử, các chiến lược Marketing, các phương pháp tiếp thị trực tuyến. Đi sâu tìm hiểu thực trạng marketing và tình hình kinh doanh khách Nga tại công ty Cholontourist, phân tích và nhận dạng các phân khúc thị trường du lịch Inbound Nga hiện nay, phân tích việc vận dụng marketing mix vào kinh doanh của Trung tâm lữ hành Cholontourist, đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện marketing mix nhằm phát triển và định vị tốt thương hiệu cho các phân khúc đã chọn. Việc giải quyết vấn đề dựa theo 2 hướng chính là nhận dạng, tìm kiếm và chọn thị trường ngách, tập trung các thị trường mà công ty đã làm tốt trong quá khứ đồng thời vận dụng Công nghệ thông tin để ứng dụng vào công tác quảng bá và bán hàng tạo thuận lợi cho việc thanh toán đặt dịch vụ của khách hàng, tạo điều kiện tiếp xúc khách hàng nhanh và hiệu quả nhất.

Các bạn có thể dowload đề tài thị trường du lịch Nga tại đây. Hi vọng đề tài sẽ có ích cho các bạn sinh viên, các nhà nghiên cứu, các công ty du lịch muốn phát triển thị trường khách Nga.

 

Hai quan điểm chính về thương hiệu

Tại Việt Nam, có rất  nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về thương hiệu. Trong quá trình làm việc tại các công ty Fiditour, Cholontourist, hay Tập đoàn Thành Thành Công, tôi cũng nhận được rất nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu, có người thì cho rằng thương hiệu là một thành phần của Marketing, có người thì cho rằng marketing là thành phần của thương hiệu, có quan điểm rằng, thương hiệu gắn liền với chiến lược kinh doanh vì nó được định vị ngay từ lúc hình thành sản phẩm và đa số thì nghĩ rằng thương hiệu chỉ là dấu hiệu phân biệt sản phẩm này với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh qua tên, logo, màu sắc .v .v. Vậy quan điểm nào đúng? quan điểm nào sai?

Trong marketing hiện đại, thương hiệu được xem là trung tâm của các công cụ marketing vì thương hiệu chính là những gì mà những nhà marketing xây dựng và nuôi dưỡng để cung cấp lợi ích cho khách hàng mục tiêu của mình.

Có rất nhiều trường phái đưa ra các quan điểm khác nhau, nhưng tóm lại sẽ có 2 quan điểm chính:

1. Quan điểm truyền thống: “thương hiệu là một cái tên, biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hay một sự phối hợp của các yếu tố trên nhằm mục đích để nhận dạng sản phẩm hay dịch vụ của một nhà sản xuất và phân biệt với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh” – Theo Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ.

Với quan điểm này, thương hiệu được hiểu như là một thành phần của sản phẩm và chức năng chính là dùng để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm cạnh tranh cùng loại.

2. Quan điểm hiện đại: “thương hiệu là một tập các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi“. Giá trị mà khách hàng đòi hỏi ngoài các chức năng của sản phẩm mà còn những cảm xúc do thương hiệu mang lại, do đó theo quan điểm này, thương hiệu sẽ cung cấp cho khách hàng mục tiêu 2 thành phần: 1 là cung cấp lợi ích các chức năng của sản phẩm, 2 là cung cấp cho khách hàng các cảm xúc khi dùng 1 sản phẩm có thương hiệu.

Với quan điểm này, sản phẩm chỉ là 1 thành phần của thương hiệu và các thành phần marketing hỗn hợp (marketing mix) như sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị cũng chỉ là các thành phần của thương hiệu. Và quan điểm này, được đa số các nhà marketing áp dụng và chấp nhận hiện nay.

Tuy nhiên, riêng ở Việt Nam, ngoài các doanh nghiệp đã tạo ra được các thương hiệu mạnh như: Vinamilk, Trung Nguyen .v.v. có quan niệm và quản trị thương hiệu theo quan điểm hiện đại còn lại đa số các doanh nghiệp có hoạt động xây dựng thương hiệu theo quan điểm truyền thống.

quandiemTH

Hai quan điểm khác nhau về thương hiệu

Các bạn hãy nghĩ xem, doanh nghiệp của mình đang hoạt động theo quan điểm nào nhé? Và trong môi trường cạnh tranh gay gắt liệu cách làm thương hiệu cũ có còn phù hợp?

Một số chú ý khi đặt tên thương hiệu

14_brandname

Một cái tên đẹp sẽ giúp 1 người dễ dàng thu hút được người khác. Tên thương hiệu cũng thế, nó là khởi nguồn cho việc xây dựng 1 thương hiệu mạnh, nhưng tiếc thay có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa quan tâm vấn đề này đúng mức, để rồi khi gặp khó khăn trong quá trình phát triển kinh doanh, họ mới nhận ra điều này, và chắc chắn rằng chi phí cho việc đổi tên là không nhỏ. Xin được chia sẽ với các bạn các nguyên tắc để đặt một tên thương hiệu:

  1. Tên phải dễ đọc
  2. Tên phải dễ nhớ
  3. Tên phải có âm sắc tiếng Anh: chạy tốt trong tiếng Anh
  4. Tên phải ngắn gọn: nên từ 2 – 4 âm tiết
  5. Tên phải độc nhất: nhằm dễ dàng bảo hộ, đăng ký thương mại, tạo sự khác biệt.
  6. Tên không có những từ ngữ hoặc danh từ chung
  7. Tên không nên có những từ viết tắt
  8. Mỗi thương hiệu cần có 2 cái tên: 1 tên riêng với sự sáng tạo + 1 tên dành cho lĩnh vực ngành nghề theo nghĩa dễ hiểu.
  9. Tên thương hiệu cần có domain .com
  10. Tên thương hiệu cần trung tính về ngôn ngữ: không gặp trở ngại về nghĩa trong một quốc gia, tỉnh thành nào đó.

* Các chú ý quan trọng

  • Thương hiệu mạnh luôn có 1 cái tên riêng đi kèm với lĩnh vực ngành nghề của nó. Ví dụ: Apple – Máy tính tinh xảo, IBM – máy chủ lớn, Cocacola – cola thứ thiệt, Pepsi – Thức uống cola dành cho giới trẻ, ANZ – ngân hàng dành cho cá nhân, Văn Hóa Việt – Nhà tổ chức tour ghép đoàn cho khách lẻ, Novetel: khách sạn trung cấp 3 sao, Sofitel – khách sạn cao cấp 5 sao, Agoda-trang đặt phòng khách sạn trực tuyến…
  • Với 1 sản phẩm chỉ nên có 1 tên thương hiệu duy nhất tại một thời điểm (các doanh nghiệp Việt Nam thường mắc sai lầm khi đặt 2 tên cho 1 sản phẩm như 1 tên tiếng Anh 1 tên tiếng Việt, hoặc trong quá trình truyền thông gây nhầm lẫn do sử dụng 1 tên đầy đủ và 1 tên viết tắt), tên thương hiệu này cần được sáng tạo dựa trên 10 nguyên tắc trên đồng thời gắn với nó 1 lĩnh vực ngành nghề.

Tên lĩnh vực ngành nghề cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Tên dễ hiểu, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày, lãnh vực ngành nghề mới (nếu có) phải liên quan đến lĩnh vực nghành nghề hiện có
  • Tên lĩnh vực ngành nghề thể hiện sự độc nhất, thể hiện sự dẫn đầu và tiên phong trong lĩnh vực đó.
  • Tên này cần được giới truyền thông biết đến.