Cách thức kinh doanh hiệu quả tại cửa hàng thời trang

Hiện nay, có rất nhiều các chị em tham gia vào kinh doanh quần áo thời trang, tùy vào điều kiện kinh tế, sự am hiểu và kinh nghiệm buôn bán… các chị em thường mở shop quần áo tại các khu phố mặt tiền đường lớn hoặc nếu số vốn khiêm nhường thì chọn cách bán hàng online với việc mở một Fanpage Facebook, mở một website bán hàng hoặc đơn giản chỉ bán quần áo qua kênh Facebook cá nhân. Dù kinh doanh bằng cách nào đi nữa thì yếu tố con người, việc lựa chọn loại quần áo để kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả… trong đó thái độ của người bán hàng quyết định đến việc mua quần áo của khách.

Áo thun nữ cao cấp forly
Áo thun nữ cao cấp

Sau đây, FORLYBRAND xin chia sẻ một vài kinh nghiệm kinh doanh thời trang áo thun cao cấp tại một cửa hàng bán lẻ hay còn gọi là shop thời trang:

Xử lý tốt các vấn đề thường gặp ở giai đoạn đón khách: nhẹ nhàng tiếp cận khách hàng với thái độ thân thiện, không nên tấn công khách tới tấp khi khách vừa vào, để khách có một không gian tự do thoải mái lựa chọn và chú ý giúp đỡ họ khi cần thiết

Xử lý tốt các vấn đề thường gặp ở giai đoạn khách thử đồ: hãy tạo điều kiện cho khách thử đồ và phục vụ họ với thái độ vui vẻ và chu đáo nhất, đừng để khách ngại ngùng  nếu không mua bộ nào, tránh những câu hỏi dồn ép tấn công khách với mục đích “khiêu chiến, kích động mua hàng“, làm như thế khách sẽ rất ngại ngùng và khó xử.

Xử lý tốt các vấn đề ở chất lượng trang phục: cần nắm rõ đặc tính của các loại vải thun như độ cầm màu, xù lông… để giải thích cho khách hiểu rõ. Hãy dùng những câu nói nhẹ nhàng để giải thích về chất lượng áo thun bị lỗi. Khi chất lượng không tốt như: tuột chỉ, rách áo … thì nên đổi lại cho khách với thái độ vui vẻ…

Ví dụ: Vải Coton thì luôn có đặc tính là xù lông,  và có độ ra màu nhưng mặc thì cảm giác mịn và thoáng mát.v.v.

Xử lý các tình huống liên quan đến giá cả: Khi khách hàng so sánh giá cả với các thương hiệu khác, bạn nên tránh hạ bệ đối thủ vì sẽ làm họ mất thiện cảm với bạn hoặc tránh nói những câu gây nên “sự khó chịu giữa 2 bên“, cũng không nên đề cao và phô trương sản phẩm của mình. Hãy bắt đầu với một không gian mua bán hòa nhã, sau đó dần dần tập trung vào những ưu điểm của sản phẩm để khách dần dần chấp nhận.

Xử lý các vấn đề liên quan đến khuyến mãi: Trong những giai đoạn chuyển mùa, chúng ta thường thấy khách hàng có xu hướng chờ đợi giảm giá hoặc ra sức mặc cả để hạ giá… Hãy thẳng thắn phân tích cho khách hàng thấy những hạn chế của việc chờ đợi giảm giá như: quần hết hết size, thời gian sử dụng không được lâu …

Xử lý khi gặp tình huống khiếu nại: tâm lý khi khách đã mua hàng thường dễ rơi vào tình trạng hối hận, lúc này bạn hãy giao lưu với họ để họ yên tâm vì đã chọn hàng đúng, hãy nở một nụ cười thân thiện và không quên câu nói: “lần sau anh/chị lại đến nữa nhé“.
Phatmarcom

Bình luận về bài viết này